Thịt ngựa - to be or not to be
13:41 08/01/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Sau khi ḷ mổ ngựa của Cavel International ở DeKalb (Illinois) bị cháy năm 2002, chủ ḷ mổ, người Bỉ, tuyên bố sẽ xây dựng lại và tiếp tục sản xuất. Nhưng nhiều người dân trong vùng và cả một số dân biểu đang tích cực vận động để ngăn không cho hàng ngh́n con ngựa ở Mỹ trở thành thực phẩm trên bàn ăn của người dân châu Âu.

Thịt ngựa - to be or not to be?

Dân biểu bang, ông Robert S. Molaro, đ̣i cấm mổ thịt ngựa và đóng cửa ḷ mổ ở DeKalb, một trong ba ḷ mổ ngựa hiện c̣n ở Hoa Kỳ. Gail Vacca, một người luyện ngựa ở DeKalb, tuyên bố: "Nếu người Bỉ và người Pháp muốn ăn thịt ngựa th́ cứ việc ăn thịt ngựa của họ. Ở Mỹ, ngựa nuôi không phải để mổ thịt. Ngựa là bạn của người".

Không giống như người Mỹ, vẫn chén thịt ḅ và thịt lợn ngon lành nhưng lại sợ ăn thịt ngựa, người dân châu Âu và Nhật Bản coi thịt ngựa là một món ăn b́nh thường và người ta có thể mua dễ dàng tại siêu thị và các cửa hàng bán thịt. Thịt ngựa, vốn ngọt và ít mỡ, được chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu. Nguồn cung cấp thịt ngựa ở châu Âu và Nhật Bản chủ yếu từ Ba Lan và Rumania, nhưng thịt ngựa Mỹ vẫn được ưa chuộng v́ thức ăn tốt và chế độ thú y bảo đảm.

Đối với Cavel International, việc phản đối giết ngựa không phải là điều ǵ mới. Ngoài dự thảo luật của bang, một dự thảo đạo luật cấm giết thịt ngựa đă hai lần được tŕnh ra Quốc hội vào các năm 2002 và 2003. James Tucker, Giám đốc dự án của Cavel International tuyên bố: "Việc cấm giết thịt ngựa chỉ đáp ứng được mối quan tâm của rất ít người. Nhưng chúng ta c̣n phải nghĩ đến quyền định đoạt của các chủ ngựa. Chúng tôi đâu có bắt buộc ai phải đem ngựa đến đây".

Trong năm tài chính 2002-2003, ở Mỹ có 41.877 con ngựa bị giết làm thực phẩm, thấp hơn con số 42.663 của năm trước đó. Ngoài DeKakb, ở Mỹ hiện c̣n có hai ḷ mổ khác, đều ở bang Texas, là Ft. Worth và Kaufman. Đầu thập niên 1990, ở Mỹ từng có khoảng một chục ḷ mổ thịt ngựa. Phong trào chống giết ngựa lấy thịt mạnh lên một phần quan trọng là do sự quan tâm của các phương tiện thông tin đại chúng. Mùa hè năm 2003, những người chủ trương bảo vệ ngựa đă vô cùng tức giận khi biết rằng Ferdinand, con ngựa giật giải Kentucky Derby 1986, bị các ông chủ người Nhật cho vào ḷ mổ.

Stephen Cohen, người phát ngôn của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho rằng đó chỉ là vấn đề văn hoá, nhưng những người phản đối không chịu. Họ c̣n cho rằng quy tŕnh giết mổ ngựa là "vô nhân đạo". Theo họ, ngay cả nếu được giết ngựa th́ cũng cần phải đưa đi thật xa, phải giết bằng súng - thật khác hẳn với ḅ và lợn. Họ c̣n cho rằng những người nông dân bán ngựa không được rơ về thân phận con vật của họ. Tuy nhiên, Tucker phản đối: "Bất kể ai đem ngựa đến bán cho chúng tôi đều biết rơ là chúng sẽ được đem giết thịt. Nếu ai nói rằng họ không muốn con vật bị giết thịt th́ chúng tôi không mua".

Cavel International dự định sẽ đưa ḷ mổ ở DeKalb hoạt động trở lại vào đầu năm 2004. Ḷ mổ có công suất 100 con ngựa mỗi ngày và trước khi bị cháy, công suất của ḷ là 15.000 con ngựa/năm, tổng giá trị đạt 10 triệu USD và tạo việc làm cho 40 người. Đó chính là lư do khiến ông David Wirsing, dân biểu bang, phản đối việc thông qua luật cấm giết mổ ngựa. "Chúng ta vẫn giết mổ ḅ, lợn và gà để xuất khẩu. Việc xuất khẩu thịt ngựa cũng chẳng có ǵ khác so với những việc chúng ta vẫn làm". Vốn xuất thân từ nông thôn và từng nuôi ngựa, ông nói rằng nhiều nông dân bán ngựa v́ lư do kinh tế. Ông nói: "Không phải cứ trả 25 USD là có bác sĩ thú y đến giết rồi đem xác con ngựa đi chôn. Tôi được biết chi phí có khi đến 800 USD. Nếu tôi có một con ngựa không dùng làm ǵ được nữa, và có ḷ mổ trả tiền, tôi cũng sẽ bán". Giá mỗi con ngựa bán cho ḷ mổ vào khoảng 200-300 USD. Ông David Wirsing nói thêm: "Ở Mỹ, chúng ta có truyền thống gắn bó với ngựa. Nhưng không ai nghĩ đến việc phải làm ǵ khi con ngựa không dùng được nữa. Một số người coi việc giết thịt ngựa cũng chỉ như một phần của ṿng tuần hoàn sinh tử mà thôi".

Nhưng những người yêu ngựa không nghĩ thế. Họ nói: "Có hàng trăm người sẵn sàng nhận con ngựa nếu bạn không muốn nuôi nữa. Chúng ta nuôi ngựa và dạy chúng tin yêu vào chúng ta. Ngược lại, chúng ta cũng tin yêu chúng. Việc giết mổ ngựa không thể đánh đồng với giết mổ lợn hay ḅ".

  • Ngô Tự Lập (Từ Normal, Hoa Kỳ)


In trang